- Cửa Lò – tháng 7.2018.
Tôi đứng trước biển, khu làng chài.
Dưới chân tôi là vô vàn vỏ sò sóng dạt bờ bãi.
Trước mặt tôi là những ngư dân, tiểu thương đang hối hả trước một ngày chợ sớm.
Gió biển đưa tới mùi tanh nồng.
Tôi nghĩ:
- Rác hải sản vô cùng tốt cho cây trồng, bởi trong đó có rất nhiều khoáng chất, đặc biệt là đạm hải sản cao hơn đạm thủy sinh nước ngọt.
Tôi lại nghĩ: - IMO có làm được nước mắm giá rẻ, ít muối, thời gian nhanh để cạnh tranh với mắm hóa chất không?
- Việt Nam có hơn 3000km đường bờ biển, hải sản không thiếu, vì sao lại phải mở nhiều nhà máy phân bón hóa học đến thế?
- Người ngư dân có cách nào bảo quản tốt hơn hải sản, mà không dùng muối, đá lạnh hay không?
Nghĩ là làm.
Tôi mua ít hải sản và mang một bao tải vỏ sò lên máy bay chuyến Vinh – Hà Nội.
- Bảo quản.
Tôi dùng IMO rửa mực và bỏ vào thùng xốp. Để chắc ăn hơn, tôi đổ đầy 2 chai nước muối, đông đá bỏ vào kèm.
Nửa ngày sau, mực vẫn tươi ngon. - Nước mắm…IMO.
Ngon tuyệt các bạn ạ.
Chỉ mất 1 tháng thay vì 1 năm.
Ngư dân sẽ có hướng đi mới.
Và nước mắm nhạt, ít muối.
Tôi sau này sao chép vi sinh từ bể mắm để nhân nuôi rồi ủ cá, ngon, sạch và nhanh. - Phân bón.
Phân bón từ hàu, sò cả vỏ và ruột tốt hơn phân cá nước ngọt rất nhiều lần.
Bởi nó chứa dinh dưỡng đúng như tôi dự đoán. - Điều ngớ ngẩn.
Tôi thấy mình là siêu nhân bởi những phát minh vĩ đại nói trên.
Và lên kế hoạch hợp tác với ngư dân để chuyển vỏ ốc, vỏ sò cào ở biển mang về Hà Nội.
Dự kiến là sẽ có xe tải chở về cho rẻ, đỡ phải vận chuyển đi máy bay.
Tải vỏ sò tôi mang về để dành làm đồ handmade cho con gái, còn phân bón thì chờ…
Tối hôm đó, tôi đi nhậu với bạn ở nhà hàng hải sản.
RÁC HẢI SẢN CHẤT CAO NHƯ NÚI!!!
Tôi ngửa mặt nhìn trời mà hỏi rằng:
- Thần Linh ơi! Sao không nói sớm… Để tôi khỏi bê vác hàng 300km một bao vỏ sò, cộng cước hành lý 660K?
Chuyện là thế đấy.
Có bạn nào sẽ hành động trên nền những điều ngớ ngẩn tôi kể trên không nhỉ?
Hoàng Công.