Đều Là Chế Biến, Mà Chẳng Giống Nhau

Chế biến nông sản

Có lẽ đó là cửa thoát hiểm lớn nhất của nông dân Việt Nam trong lúc này, và có thể khiến chúng ta giàu có, thịnh vượng.

Đất nước ta có hơn 3000km bờ biển, rất nhiều sông ngòi, ao hồ nhưng nghề chế biến cá vô cùng sơ sài, bao bì thật kém. Với MeVi, chúng ta có thể làm được vô số sản phẩm ăn liền.

Chúng ta có vô số cây ăn trái, nhưng chỉ bán quả tươi. Hàng năm hư hỏng dập thối tới hơn 80 triệu tấn, chưa tính đổ bỏ giải cứu. Nghề rượu vang, nghề làm mứt quả, nghề chưng siro ở ta còn là bí quyết. Thậm chí ngay việc bảo quản nông sản tươi lâu cũng là bí quyết.

Tương tự, với vật nuôi và rau màu, cũng hầu hết là hàng tươi sống…
Tâm lý ngại chế biến thật lạ lùng, có lẽ do bị truyền thông quá nhiều về những công nghệ và dây chuyền của thời đại công nghiệp, công nghệ đắt đỏ.
Với IMO, MeVi, Sấy năng lượng mặt trời (NLMT) có lẽ đủ giải quyết vấn đề trên. Chi phí chế biến thấp hơn nhiều chi phí trồng trọt, chăn nuôi, nhưng vẫn có những tư duy: Bán đi đâu, ai bao tiêu…
Mà không nghĩ rằng: Không thích bán tươi thì bán quanh năm hoặc CHO TẶNG để làm quảng cáo.
Tâm lý Cho Tặng để quảng cáo cũng hạn chế, thà đổ bỏ còn hơn mang cho…

Tư duy hàng ế, thừa, phế phẩm mang ra chế biến

Điều này có lẽ tốt, bởi đó là tư duy tận dụng.
Thứ đẹp, ngon, loại A thì mang bán.
Còn lại thì chế biến tận dụng.
Nền tảng là thói quen tiết kiệm của người Việt.
Có câu chuyện thô tục hài hước trong tiếu lâm An Nam thế này:

“Có anh nông phu đi lính, viết thư cho vợ như sau:

  • Có đái, thì đái gốc cây
    Để cho đu đủ vừa nây vừa tròn
    Quả nhỏ thì để cho con
    Quả to đem bán, nếu còn chớ cho…”

Tôi đọc mà cứ man mác buồn.
Đành rằng vậy là đúng.
Nhưng với tâm thế tận dụng phế phẩm mang ra chế biến rất dễ sinh ra ẩu. Ví dụ bánh xoài làm từ xoài rụng, dập thối. Chuối nẫu hỏng thì mang ra sấy…
Bản thân mình không tôn trọng, yêu thương sản phẩm mình làm ra thì làm sao đòi hỏi người mua hàng tôn trọng nó được.
Nhất là việc chế biến nông sản trên nguồn nguyên liệu độc hại thì khác gì giết người không dao?

Tư duy hàng ngon nhất mang ra chế biến cao cấp, còn lại xửa lý phương án khác


Tôi kèm các học trò ruột, thường gắng đưa tư tưởng này vào suy nghĩ của các bạn.
Có một vườn bưởi.
Ưu tiên lần lượt là
MỨT VỎ
QUẢ CHÍN
SIRO hoặc RƯỢU.
TINH DẦU.
Mứt dễ vận chuyển, giá thành cao thì chọn trái cùi dày từ bưởi non. Gọi là hàng cao cấp. (MeVi – Đường – Mix)
Còn lại những quả bưởi già, đóng gói bao bì cẩn thận, bán giới hạn. Cũng là hàng cao cấp.
Tiếp theo, ủ men nước ép để làm rượu hoặc siro (phương pháp MeVi)
Vỏ chế biến tinh dầu và hạn chế bán thô. Dùng tinh dầu để phục vụ các sản phẩm chế biến cao cấp.
Bã thải nấu cao làm dầu gội.
Lá, hoa thừa cũng vậy, từ tinh dầu tới cao.
Và liên tục suy nghĩ để nâng cấp, sáng tạo khác biệt.
Với tư duy đặt mình vào người khác, việc chế biến không còn là tận dụng, mà là chủ động.
Khác nhau rất nhiều…
Và khách hàng dùng thử khó tính nhất chính là con của mình. Mình thì ăn được đồ tận dụng. Con mình sẽ ăn đồ cao cấp. Lấy đó làm chuẩn rồi đi tiếp.
Thế nên, có những người chỉ trồng bưởi để thu lá, hoa và bưởi non với mật độ cây trồng dày đặc. Hàng rào bên ngoài vườn thi thoảng có vài quả hàng tươi đặc biệt.

LỰA CHỌN.
Phương án 2 xuất phát từ TƯ DUY SẢN LƯỢNG.
Phương án 3 xuất phát từ TƯ DUY CHẤT LƯỢNG, CÓ CHIẾN LƯỢC.
Còn nhiều phương án khác như: chế biến kết hợp theo giai đoạn, hoặc chế biến có tỉ lệ, hoặc chế biến tại vườn là dịch vụ…
Nếu thuyết phục nông dân quá nhanh, e rằng hỏng việc lớn.
Thế nên, tùy theo tình hình, tâm lý mà khuyến nông phù hợp.
Tôi nhớ, có bạn vì bài của tôi mà chạy ra siêu thị, mua dưa lưới về chỉ để lấy cùi làm mứt, và mua cam để lấy vỏ làm siro cam gừng. Sau đó hỏi tôi là:

Anh Thày ơi! Cái ruột dưa, ruột cam để làm gì?
Tôi trả lời:

Để ăn!
Bạn ấy bảo tôi:

Anh Thày khéo đùa, dấu nghề…😥😥😥

Một mẫu nông dân…


Tôi dạy học ở Nghệ An, có dẫn đoàn tới Ngọc Tích Homestay. Các bạn trong đoàn được ăn cá sấy nắng và thăm mô hình trồng cây trên cát biển.

Hình ảnh 1 đính kèm là sản phẩm của bạn Tài MU ở Cửa Lò. Bạn ấy chọn cá tươi nhất, ngon nhất đầu sáng ở chợ biển, tẩm ướp và sấy.
Vị cá thơm, ngọt, rõ hương vị nguyên bản.
Đồ thừa, bỏ, bạn ấy làm phân bón.

Hình ảnh 2, rất nhiều tôm, moi khô không đủ phẩm chất, bạn Tài ủ phân chứ không tận dụng để làm thực phẩm.

“Thà mất hàng chứ không mất khách hàng.
Mình và con mình không ăn ngon, thì không làm cho người khác.
Không đổi cái nhỏ lấy cái lớn”.

Tôi cho đó là tư tưởng làm giàu, chứ không phải là tư duy tận dụng bằng mọi giá.

Vài dòng gửi tới nơi xa
Có người con gái như hoa đầu ngày
Có ấy thì ấy gốc cây
Để cho đu đủ vừa nây vừa tròn
Quả ngọt thì để cho con

Ử rượu, làm mứt, nếu còn mang cho…

Nguồn: Liên Minh Nông Nghiệp Tử Tế
Tác giả: Hoàng Công
Ngày đăng: 21/07/2020

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - 0,0