Sơ cấp
Trước đây, tôi dùng bể lớn để ngâm ủ phân cá, trứng với IMO trên 3 tháng.
Phải xây bể, trữ cá. Bể có mùi hôi thối.
Đó là 2010.
Trung cấp
Tôi chuyển sang ủ bể lắng tráng rửa. Vẫn mua cả vài chục cân cá.
Bể có mùi nhẹ hơn.
Tôi bèn chuyển ra ủ trong đất kết hợp với bể xả dẫn vòi ra ruộng.
Áp dụng ở Nam Định, Khánh Hà, Nghệ An.
Đầu 2019.
Cao cấp
Tôi đi dạy ở Khánh Hà và áp dụng ở doanh trại quân đội theo phương pháp tráng rửa.
Lúc này chỉ cần 10kg cá cho 1000m2 trồng rau, liên tục tráng vi sinh IMO để xử lý phân cá.
Cá nổi, vẫn có mùi tanh. Hơi hôi.
Đó là trước ngày 27.8.2019.
Hoàn thiện
Tôi nhận ra, khi rửa cá ươn với IMO, cá bị bào mòn lớp phân hủy và có cuộc cạnh tranh giữa hại khuẩn và lợi khuẩn mạnh mẽ.
Và tôi đã nhận ra một bước thiếu sót. Đó là rửa cá ươn bằng IMO trước khi ngâm IMO.
Cách làm:
- Nhân 200 lit IMO. Chuẩn bị 2 thùng.
- Lấy 10kg cá ươn.
- Đổ IMO ngập gấp 3 lần cá và khuấy mạnh. Cá nổi lên, chắt IMO lẫn cá phân hủy ra một thùng riêng. Đây là phân bón có thể dùng ngay, đang hòa lẫn giữa hại khuẩn và lợi khuẩn.
- Tiếp tục đổ IMO vào chỗ cá còn lại, khuấy mạnh, coi như rửa sạch. Để sau 15 phút tiếp tục chắt ra thùng làm phân bón.
– Lúc này, cá gần như “tươi”, đổ IMO số lượng lớn vào ngâm. Dùng vỉ đè cho cá chìm.
Cách làm này giảm mọi chi phí từ thùng đựng, nguyên liệu, thời gian, công sức, mùi khó chịu.
Và như vậy, người nông dân khi tưới rau, chỉ cần mang theo 1 chiếc xô nhỏ đựng cá ươn và lấy IMO đặt sẵn tại vườn là luôn luôn sản xuất được phân cá thủy phân tại chỗ.
Một bước ngoặt cực lớn.
Cảm ơn người bạn thân Nguyễn Hùng đã cùng với tôi hoàn thiện phương pháp này.
Nguồn: Liên Minh Nông Nghiệp Tử Tế
Tác giả: Hoàng Công
Ngày đăng: 18/05/2020