Bẫy Ốc Bươu Vàng Bằng Vãi Thóc Giống

Thời kì đầu ốc bươu vàng vào Việt Nam, người dân ta đã coi đó là TÀI NGUYÊN QUÝ. Bởi đẻ nhanh, nuôi dễ, phàm ăn.

Sau ốc bươu vàng cắn phá mùa màng, sinh sản ác liệt thì dân ta coi đó là VẤN NẠN. Cũng bởi đẻ nhanh, phàm ăn.

Khi Kiku Bara team đưa vấn đề Ốc bươu vàng thành tài nguyên làm phân bón, rất nhiều ruộng lúa, vườn cây lại đi tìm ốc bươu vàng để làm phân bón. Lần này, VẤN NẠN đã trở thành TÀI NGUYÊN.

Khi triển khai trồng lúa sạch ở Bắc Ninh, người nông dân lại đối mặt với ốc bươu vàng bởi nó cắn phá lúa. Mặt trái:

  • Nhân công thu gom cao.
  • Ốc sinh sản nhanh.
  • Ốc di chuyển diện rộng.
  • Nhà nước cấm nuôi ốc.
    Lợi ích:
  • Ốc là nguồn phân bón
  • Ốc là nguồn thức ăn chăn nuôi
    Vậy nhất định sẽ có cách nào đó mà giải quyết được hai vấn đề trên.
    Đó là QUẢN LÝ ỐC BƯƠU VÀNG.

Giả thuyết về giải pháp

Cơ sở

Ốc chỉ cắn lúa non.
Ốc tự tìm nơi có thức ăn.
Giá trị của ốc khi làm phân bón, thức ăn chăn nuôi cao hơn lúa.
Vậy, thay vì sợ mất, hãy cho ốc ăn!

Cách làm

Có một thửa ruộng trống, biệt lập.
Vãi sạ thóc so le liên tục thành từng cụm để ốc tụ tập, sinh đẻ có kế hoạch
Khi các cánh đồng khác lúa đã già, ốc sẽ về nơi MẠ NON TRÁI VỤ do bị thu hút bởi nguồn thức ăn. Ốc sẽ cắn phá (tiêu cực) hoặc sẽ được thu thập, quản lý để tạo nguồn (tích cực).
Cả làng trồng lúa, mình mình gom ốc.
Nguồn ốc dồi dào sẽ làm được phân bón, trả lại cho các cánh đồng, hoặc làm thức ăn chăn nuôi giá rẻ.

Kiểm soát

  • Không tham lam nuôi ốc.
  • Làm 1 ô ruộng nhỏ, liên tiếp vãi mạ theo từng cụm để dụ ốc, lúc nào cũng có thức ăn cho ốc. Cách làm này gián tiếp giúp các cánh đồng gần đó giảm áp lực phá hoại.
  • Thu gom ốc đơn giản.
  • Nếu ốc không cắn phá, ta lại có LÚA SẠCH!
  • Vậy đã mất công, làm ít thóc nếp để vãi ra một khu.

Thí Điểm

Tôi dự kiến sẽ có mẫu thí điểm mạnh dạn tại 1 khu nằm trong ruộng lúa, vãi sạ theo từng cụm khoảng 4m2. Cách nhau 4m.
Sau đó vãi tiếp sạ so le vào ô trống tạo nên bàn cờ.
Lúa mọc so le nhau, đủ các loại giống.
Nếu ốc không ăn lúa, ta có lúa sạch. Mà biết đâu ra GẠO TƯƠI TRÁI VỤ.
Nếu ốc gom về, ta có ốc sạch.
Chi phí rủi ro là một diện tích nhỏ, vài cân thóc ủ nảy mầm, nhân thể chọn loại giống ngon nhất.

Chú ý: Đây là một ý tưởng mang tính xây dựng, cũng có thể là một ý tưởng mang tính phá hoại! Đặc biệt là không được nhân giống ốc, chỉ được dụ ốc.

Tôi cần đồng sự để cùng thảo luận, thực hành đối chiếu và kiểm soát tốt mô hình thử nghiệm. Nếu thành công thì giải quyết được vấn đề cực lớn.

Ảnh: Bộ sưu tập bèo và cây thủy sinh của anh Nguyễn Quốc Nam, quý nhất là mấy cây bèo hoa hồng.

Ps. Có bạn Nam, bạn Hạnh và bạn Thọ chia sẻ kinh nghiệm dụ ốc bằng vỏ mít.
Tôi cũng tư duy rắc hạt thóc giống làm dường dẫn dụ đến các cụm mạ.
Chúng ta phát huy trí tuệ tập thể nhé.

  • Ý kiến của bạn Ban Icat:
    Ý tưởng của bạn là rất hay tôi xin đưa ra cách làm và khó khăn như sau: đặc tính ốc bươu vàng phàm ăn…ưa ẩm ướt. Trong quá trình triển khai nên chọn ruộng có khả năng giữ nước tốt ruộng trũng, sử dụng tấm lưới inox loại mắt nhỏ để quản lý ốc theo nguồn nước về khu vực sx, trước cấy, sau cấy khoảng 30 ngày các có thể làm biện pháp dẫn dụ ốc để thu gom: cách làm dùng lá đu đủ, lá khoang lang, rau muống… Băm nhống lên giắc xung quanh ruộng hoặc khu vực mình sx cách bờ khoảng 30-80cm, thời gian khoảng 17-18h mùa hè, 16-17h mùa thu đông, ngày hôm sau khoảng 4-5h mùa hè và 5-6h mùa đông các bạn ra chỉ cần đi quanh bờ và nhặt ốc rất hiệu quả. Lưu ý không nên giắc quá sớm và đi bắt quá muộn vì đặc tính lăn và điều kiện ko phù hợp.

Nguồn: Liên Minh Nông Nghiệp Tử Tế
Tác giả: Hoàng Công
Ngày đăng: 21/05/2020

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - 0,0